Từ năm 2013 Hệ thống PDT Việt Nam đã lập những dự án về du học nghề tại Đức và đến năm 2014 – 2015 thì đoàn học viên khóa I của PDT bay đợt đầu tiên đến thành phố Halberstadt CHLB Đức với trình độ tiếng A0 – A2. Sau này Đại sứ quán Đức đã ra thông báo yêu cầu nâng trình độ tiếng Đức lên B1 mới được xin visa vào Đức theo diện du học nghề.

Tại sao các công dân Việt Nam và ngoài khối Liên Minh Châu Âu (EU) được vào du học nghề và làm việc tại CHLB Đức?

Bắt đầu từ năm 2012 chính phủ Đức đã thông qua Bộ luật công nhận văn bằng ngoài nước Đức, thực hiện áp dụng cho 8 nước trên thế giới nhằm tạo nguồn lao động cho nước Đức trong đó có Việt Nam.

Các bạn hoàn toàn có thể du học tất cả các ngành nghề tại Đức khi đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

  • Trình độ ngoại ngữ tiếng Đức theo quy định của luật Đào tạo ở các tiểu bang tại Đức / trường học.
  • Chứng minh được đủ tài chính để sinh sống tại Đức trong thời gian học nghề theo mức quy định đối với người nước ngoài.
  • Có chỗ ở theo quy định, ký túc xá hoặc ở tập thể từ 12 m2 trở lên tại CHLB Đức.
  • Chứng minh chi trả được các loại phí tại Đức (phí khóa học tiếng Đức / phí học nghề …. ).
  • Chứng minh có bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại Đức (BHYT)
  • Học tại Trường mà ngành nghề đào tạo được nước Đức công nhận

Dựa vào các yếu tố trên và học theo mô hình đào tạo kép mà các công dân nước ngoài, ngoài khối Liên Minh EU được phép vào nước Đức học tập.

Mô hình đào tạo kép khi du học nghề tại Đức là gì ???

  • Mô hình đào tạo kép là kết hợp giữa nhà trường với các doanh nghiệp cùng đào tạo. Trường học sẽ đào tạo phần lý thuyết, Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đào tạo thực hành đã được quy định tại luật đào tạo tại Đức.
  • Bởi vậy, các bạn tham gia mô hình này sẽ được hưởng lương suốt quá trình học do doanh nghiệp sử dụng lao động chi trả theo chính sách quy định với đối tượng là học sinh du học nghề Đức.

Lưu ý: Các bạn được học theo mô hình đào tạo kép có hưởng lương đối với những nhóm ngành nghề thiếu hụt nhân lực cấp bách do Sở Lao Động (BM) lập.

Các dự án du học nghề Đức được lập dựa vào những điều luật nào???

Các dự án du học nghề – việc làm tại CHLB Đức mà chúng tôi đã lập và dựa theo các luật quy định tại Đức như sau:

  • Luật cư trú, hội nhập dành cho người nước ngoài từ Bộ Tư Pháp liên bang (Ausländer Aufenthaltsgesetz, Bundesministerium der Justi).
  • Luật Lao động liên Bang (Bundesangentur Für Arbeit) (BA).
  • Luật đào tạo liên bang và tiểu Bang (MBWK Bộ đào tạo nghiên cứu và văn hóa trực thuộc tiểu Bang).
  • Và các chính sách hỗ trợ từ văn phòng liên bang cho hội nhập và tị nạn (Bundesamt für Migration und Flüchtlinge – BAMF),các tổ chức chính quyền địa phương.
  • Để các bạn có thu nhập trong quá trình học nghề 2 – 3.5 năm, thì nhóm ngành nghề phải được đào tạo theo mô hình kép và được Sở Lao Động (BM) đưa vào danh sách là nhóm ngành nghề thiếu hụt cấp bách, để các bạn có thu nhập thì phải được sự đồng ý của Sở lao động (BA) cho bạn tham gia công việc thực tập hưởng lương theo điều §16a Luật Cư trú (AufenthG) và điều §39 đến §42 của SLĐ (BA) đã đồng ý. Với các quy định trên đã được đồng ý thì Doanh nghiệp sử dụng lao động mới được phép nhận học viên học thực tập, và trả lương cho thực tập viên.
  • Trong 16 tiểu Bang có Bang quy định cho trình độ ngoại ngữ tiếng Đức đối với nhiều ngành nghề được phép nhận tiếng Đức trình độ B1 (GER). Có Bang họ quy định tình độ tiếng Đức là B2 (GER).

Quy định về tiền sinh hoạt hàng tháng của người nước ngoài học nghề tại Đức:

  • Theo điều §16b của Luật Cư trú dành cho người nước ngoài (AufenthG) trong thời gian tham gia các khóa học tiếng tại Đức sẽ không được phép tham gia Lao động. Bởi vậy, người tham gia phải chứng minh tài chính sinh hoạt cho thời gian khóa học tiếng tại Đức (có thể chứng minh bằng nguồn tiền tự có, hoặc có xác nhận từ một đại diện tổ chức chi trả (Ví dụ, Doanh Nghiệp có cam kết/ xác nhận có nguồn chính sách chi trả từ chính phủ ….
  • Theo quy định mức tiền sinh hoạt cho một người nước ngoài sinh sống và tham gia khóa học tối thiểu là 771 EURO/ tháng chính vì vậy khi tham gia mô hình đào tạo kép bạn sẽ không phải mất chi phí 3 năm ăn, ở, học tại Đức.
  • Về quy định người nước ngoài trong thời gian sinh sống hoặc tham gia khóa học tiếng tại nước Đức cần phải có BHYT (nên bạn phải mua bảo hiểm trong thời gian sinh sống hoặc thời gian của khóa học tiếng).

Khi các bạn đáp ứng đủ các điều kiện quy định, các ứng viên nhập học nghề mà mình đã đăng ký học.

  • Với mô hình học nghề song song giữa thực hành và lý thuyết thì các bạn được nhận lương từ doanh nghiệp trong suốt thời gian học nghề.
  • Và khi được nhận lương thì các chính sách quy định về thuế, bảo hiểm được đóng theo bảng lương thu nhập (thì đã có BHYT bắt buộc, các quyền lợi khác như công dân Đức).

Để được tham gia thị trường lao động lâu dài tại CHLB Đức bạn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Theo điều §18a,18b đến §18c Luật Cư trú dành cho người nước ngoài (AufenthG)

  • Sau khi tốt nghiệp đã nhận Chứng chỉ/Bằng cấp được nước Đức công nhận
  • Được Sở lao động (BA) đồng ý theo điều §39 đến §42 với các nhóm nghề được phép.

Các điều kiện để được cấp thẻ định cư lâu dài theo điều §9 luật dành cho người nước ngoài (AufenthG)

  • Người nước ngoài/ thực tập sinh đã sinh sống được 5 năm tại Đức
  • Đã đóng đủ 50 tháng bảo hiểm (Y tế )
  • Có chỗ ở ổn định đăng ký hộ khẩu
  • Có đủ trình độ ngoại ngữ giao tiếp
  • Đảm bảo thu nhập ổn định.

Trên đây là toàn bộ nội dung những điều cần biết về du học nghề tại Đức và vì sao du học Đức lại được hưởng lương, hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chương trình du học nghề Đức mà PDT Việt Nam hiện đang triển khai.

Facebook 0913923014 Tải tài liệu
luyện thi IELTS
Kiểm tra trình độ

    Đăng ký ngay