Du học điều dưỡng Đức là gì? Làm điều dưỡng ở Đức là làm gì?
Du học nghề Đức là khái niệm không còn xa lạ gì với người Việt Nam đặt biệt là với giới trẻ và phụ huynh có con em đến tuổi lao động. Trong những năm gần đây, với sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng nên CHLB Đức ngày càng có nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút nhân lực từ các quốc gia khác, trong đó Việt Nam là một quốc gia tiềm năng.
Du học nghề Đức ngành điều dưỡng là ngành phổ biến số 1 tại Đức bởi quốc gia này đang đối mặt với tình trạng già hoá dân số trầm trọng trong khi tỷ lệ sinh không cao, do vậy nhu cầu cần điều dưỡng để chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, người già trong các bệnh viện phòng khám và viện dưỡng lão là cực kỳ cao.
Sau khi tốt nghiệp các trường cao đẳng đào tạo nghề điều dưỡng, bạn sẽ trở thành một điều dưỡng viên, là cánh tay phải của bác sĩ trong các bệnh viện, phòng khám, viện dưỡng lão,… Công việc chính của bạn là hỗ trợ bác sĩ và hỗ trợ những người cần được chăm sóc để giúp họ nhanh hồi phục.
Vì vậy, điều dưỡng là một trong 10 nghề có lương cao nhất tại Đức hiện nay.
Chuẩn bị vốn tiếng Đức thật tốt để có thể hòa nhập và học tốt chuyên ngành.
Bằng B2 hay C1 là mục tiêu tốt, nhưng quan trọng hơn là bạn phải tương tác thật ổn với bệnh nhân, đồng nghiệp, thầy cô, bạn bè. Sau này còn bác sĩ, các chuyên viên vật lý trị liệu, người nhà bệnh nhân,…
Vì rào cản ngôn ngữ sinh ra rào cản về con người. Ngoài khó khăn về chuyên ngành, bạn sẽ gặp thêm khó khăn về mối quan hệ với đồng nghiệp. Kiến thức ko nắm được, áp lực về công việc, cảm thấy ko thể hòa nhập được với Đồng nghiệp… đều làm cho bạn trở nên chán nghề.
Bạn nên mạnh dạn ở với các bạn nước ngoài hoặc người Đức, sẽ giúp bạn tăng phản xạ giao tiếp tiếng Đức mỗi ngày. Điều này rất quan trọng. Hoặc nếu bạn lựa chọn ở cùng những người bạn Việt Nam thì nên tạo ra môi trường giao tiếp tiếng Đức nhau.
Rèn luyện sức khỏe tốt!
Ở các Viện hầu như được trang bị máy móc hỗ trợ, và trang thiết bị hiện đại để hỗ trợ Điều dưỡng. Nhưng bạn cũng cần có sức khỏe vì hầu như các bệnh nhân đều to béo, có những tình huống bạn không tiện dùng máy móc. Bởi vậy nên bạn phải có sức khỏe!
Công việc của một điều dưỡng viên
Bạn sẽ giúp đỡ các cụ già tại viện dưỡng lão/viện điều dưỡng tắm, ăn uống, vệ sinh. Mình nhấn mạnh ở đây là giúp đỡ chứ không phải phục vụ nhé! Phát huy tối đa khả năng tự thân của các cụ và duy trì nó cũng là nhiệm vụ của 1 Điều dưỡng.
Ví dụ: Các cụ có thể dùng tay để ăn, thì họ sẽ phải tự sử dụng muỗng và nĩa. Khi họ không dùng tay được nữa, chỉ có thể cầm nắm, thì họ sẽ được phát thức ăn chỉ cần cầm và nắm lên để ăn. Đến khi họ không thể làm gì được nữa, điều dưỡng viên sẽ giúp họ. Nguyên tắc: Không ép buộc các cụ, để họ tự giác, chính vì vậy mà điều dưỡng luôn tạo cơ hội cho họ tự làm mọi thứ. Và các điều dưỡng viên phải chú trọng quan sát.
Mỗi Altenpfleger sẽ có 2-5 người hỗ trợ, gọi là Pflegehilfer/in. Những người này chỉ phụ trách chăm sóc cơ bản, vệ sinh, hỗ trợ ăn uống,…( Pflegehelfer không có chương trình du học nghề, lương thấp hơn, cao nhất tầm 12e/h). Họ không chịu trách nhiệm về thuốc men, bệnh án hay làm việc với bác sĩ…Viện mình còn có đội Betreuung nữa, cũng là đội hỗ trợ cho Altenpfleger.
Phụ trách và chịu trách nhiệm về quá trình chăm sóc, điều trị sau phục hồi của các cụ: Thuốc men, tiêm chuyền, chế độ ăn uống, các liệu pháp trị liệu cũng như phương án điều trị dự phòng liên quan đến các cụ theo chỉ định của Bác sĩ.
Quản lí hồ sơ, hoàn thành hồ sơ bệnh án của các cụ, tất cả những thứ liên quan đến giấy tờ của các cụ già mà bạn chăm sóc. Ngoài ra, tùy vào phân công của viện, bạn có thể quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, thực tập sinh… trong khu vực mình phụ trách.
Chịu trách nhiệm bàn giao công việc sau ca kíp, làm việc với bác sĩ về diễn biến tình trạng của bệnh nhân, lên và nhận các cuộc hẹn cho công việc liên quan: cuộc hẹn gặp bác sĩ, người nhà, các chuyên gia vật lý trị liệu cho bệnh nhân,…
Chịu trách nhiệm mỗi ca kíp khi mình là Fachkraft (chuyên viên điều dưỡng – trưởng ca), nếu có việc gì xảy ra với các cụ, bạn sẽ có trách nhiệm kiểm tra ban đầu rồi đưa ra quyết định: gọi Bác sĩ, chuyển lên bệnh viện, hay giữ lại. (Đại đây, mỗi cụ sẽ có một bác sĩ phụ trách riêng). Có vấn đề gì về sức khỏe của bệnh nhân FK sẽ trực tiếp liên hệ với bác sĩ rồi cùng xử lí.
Khi bệnh nhân qua đời: Cái này mình chưa trải nghiệm nhưng theo một số bạn nói thì FK và người hỗ trợ phải rửa cho bệnh nhân ở ca làm việc của mình. Cái này mình quen rồi. Có cụ mới ăn xong 1 tiếng sau đã qua đời, FK gọi mình sang, mình cũng đứng nhìn 1 lúc, sau đó chuẩn bị dụng cụ cần thiết rồi FK gọi Bác sĩ của họ đến để làm thủ tục giấy tờ. Không biết các bạn sẽ ra sao chứ mình thấy bình thường.
Lên kế hoạch ca kíp: Cái này tùy Viện, thông thường ở những Viện nhỏ thì do Pflegedienstleiter/in (người phụ trách đội Pflegefachkraft của Viện) làm. Còn nếu Viện lớn thì thường do Pflegeteamleiter/in (người đứng đầu Wohnbereich, nôm na là Trưởng của Khoa/ tầng). Mỗi Wohnbereich tầm 20 – 30 Điều dưỡng. Mỗi Viện thông thường có 4- 6 Wohnbereiche, số lượng tùy lớn nhỏ.